Nếu theo dõi sự kiện Galaxy S20, các fan của Android có lẽ đã nhận ra một điểm đặc biệt: dòng Galaxy đầu bảng năm nay gần như không có một tính năng nào hoàn toàn mới mẻ cả. Màn hình 120Hz đã xuất hiện trên smartphone từ 2 năm trước, ống kính zoom đã được sử dụng trên smartphone Huawei và OPPO từ năm ngoái (Samsung sau đó mua lại nhà cung ứng công nghệ lens gập), và thậm chí cảm biến camera 108MP cũng là loại Samsung bán cho Xiaomi để sử dụng trên Mi Note 10.
Một thế hệ Galaxy S không mang quá nhiều điều mới mẻ.``
Ngay đến cả chiến lược "nhồi nhét" RAM (Galaxy S20 Ultra có 16GB RAM) cũng không đến từ Samsung mà là do các đối thủ Trung Quốc tiên phong từ nhiều năm trước – và gần như chắc chắn sẽ tiếp tục trong năm nay. Trên khía cạnh phần cứng, quả thật rất khó để chỉ ra Galaxy S20 có điểm gì mới so với các đối thủ cạnh tranh.
Samsung không phải là kẻ duy nhất thiếu vắng các tính năng phần cứng mới mẻ. Tháng 9 vừa qua, đối thủ của hãng này trên phân khúc cao cấp là Apple đã vén màn iPhone 11 Pro với những cải tiến "học hỏi" từ smartphone Android: pin 4000 mAh và bộ 3 camera phía sau lưng (bao gồm một camera tele) và thậm chí là cả cái tên "Pro" mà nhiều nhà sản xuất Trung Quốc đã sử dụng trước đó. Trong lịch sử, iPhone thường bị các đối thủ vượt mặt về số lượng camera, kích cỡ cảm biến, kích cỡ màn hình, độ phân giải…
Sự chậm trễ này có khiến cho Apple gặp khó? Không hề. Tuy bị smartphone Android đè bẹp về thị phần nói chung, Apple luôn thống trị phân khúc cao cấp – và vì thế luôn thu doanh số/lợi nhuận cao hơn đáng kể so với Samsung hay Huawei. Khi ra mắt các sản phẩm gây sốt như iPhone 6, iPhone X hay chính iPhone 12 vừa qua, Apple còn có thể vươn lên đứng số 1 thế giới.
Đi sau về tính năng nhưng đi trước về chất lượng là chiến lược đặc sản của... Apple.
Chìa khóa thành công của Apple nằm ở chỗ hãng này biết thuyết phục người dùng rằng trải nghiệm iPhone luôn là tốt nhất, ngay cả khi chỉ sở hữu các tính năng cũ hơn các đối thủ cạnh tranh. Ví dụ, không phải là mẫu smartphone đầu tiên có camera kép nhưng iPhone 7 Plus đã được đón nhận rất tốt vì dùng công nghệ này để đánh trúng vào một mục đích rất thiết thực với người dùng: chụp ảnh chân dung xóa phông. Thậm chí, HTC còn ra mắt tính năng dùng cam kép để xóa phông trước Apple tới 2 năm, nhưng khi so sánh chất lượng ảnh chân dung trên iPhone 7 Plus và HTC One M8, ai cũng có thể hiểu vì sao Apple lại thu hút hết sự chú ý.
Tương tự, Apple cũng chẳng phải là công ty đầu tiên dùng cảm biến vân tay hay nhận diện khuôn mặt. Apple không hề đi trước về chip đa nhân hay pin cỡ lớn. Kết nối NFC xuất hiện trên iPhone vào năm 2014, tức là sau Android tới 3 năm. Phải đến 2013 (iOS 7) người dùng iOS mới có thể gửi file cho nhau qua AirDrop. Chiếc iPhone đầu tiên năm 2007 thậm chí còn không phải là kẻ tiên phong cho công nghệ cảm ứng điện dung đa điểm, LG mới là kẻ nắm vinh dự này.
Điều gì xảy ra khi Apple bắt kịp các đối thủ Android? FaceID không có đối thủ về bảo mật. Chip Apple cho đối thủ "ngửi khói" về hiệu năng. Kết nối NFC được dùng để tạo ra một dịch vụ thanh toán tiện lợi chứ không chỉ gói gọn vào… kết nối loa và tai nghe như smartphone Android. Năm 2007, chiếc iPhone đã khai tử thế giới smartphone BlackBerry, Symbian và Windows CE, đồng nhất thế giới smartphone thành những khối kính hình chữ nhật bo tròn.
Galaxy S20 không nhiều tính năng mới, nhưng liệu các đối thủ có bắt kịp được chất lượng của Samsung đầu bảng?
Gần như trong mọi trường hợp, Apple đã biến bất lợi về thời gian thành lợi thế về chất lượng. Các đối thủ từng đi trước về tính năng nay lại phải quay ra học ngược từ chính Apple để tạo ra đối thủ cạnh tranh. Google và Samsung theo Apple ra mắt dịch vụ thanh toán. Galaxy S20 vừa có tính năng gửi file giống AirDrop. Huawei, Xiaomi và Google học Apple ra mắt tính năng nhận diện khuôn mặt 3D. Apple không cần đi trước, Apple chỉ cần là kẻ đầu tiên đủ tốt để được người dùng để mắt tới mà thôi.
Với Galaxy S20, không khó để nhận ra Samsung đang mang một mục tiêu tương tự. Những tính năng trên Galaxy S20 có thể không mới, nhưng đủ sức để đè bẹp các đối thủ cạnh tranh. Samsung có thể không phải là kẻ đầu tiên ra mắt smartphone có độ làm mới 120Hz, nhưng chẳng có hãng điện thoại nào khác lại là thế lực màn hình liên tục được DisplayMate đánh giá A+ như Samsung. Các hãng khác có thể đã dùng ống lens xếp trên smartphone đầu bảng năm trước, nhưng chưa hãng nào tạo ra zoom 100X như Samsung. Và các hãng khác có thể cùng sử dụng con chip Snapdragon 865, nhưng không hãng nào là thế lực bán dẫn ngang tầm Samsung. Không phải vô cớ mà cùng một con chip, cùng một dung lượng RAM, benchmark của điện thoại Samsung vẫn thường vượt mặt đối thủ.
Quan trọng hơn, cũng giống như Apple, Samsung càng ngày càng biết tạo ra lợi thế trải nghiệm bằng phần mềm. Các đối thủ có thể sánh ngang Samsung về chip hay RAM, nhưng mọi thông số sẽ là vô nghĩa nếu họ vẫn tiếp tục dùng các bản ROM chất lượng kém cỏi "nhái" iOS như hiện nay. Các đối thủ có thể mua cùng một cảm biến, nhưng họ sẽ thua cuộc nếu như không đầu tư về thuật toán xử lý. Cần nhớ rằng, năm ngoái chỉ Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog với cảm biến nhỏ bằng 1 nửa P30 Pro, Samsung đã có thể vươn lên đứng ngang hàng về chất lượng ảnh chụp. Năm nay, với cảm biến dẫn đầu thị trường, thậm chí lại là do Samsung tự thay thiết kế và sản xuất, Galaxy S20 Ultra hoàn toàn có cơ sở đè bẹp các đối thủ cạnh tranh.
Một kỷ nguyên cao cấp mới.
Nói đến đầu bảng, nói đến cao cấp không phải là nói đến trước sau, mà là nói đến chất lượng. Mức giá được Samsung đặt cho bộ 3 Galaxy S20 nằm ở mức cao ngất ngưởng: từ nghìn đô trở lên. Điều này cho thấy gã khổng lồ Hàn Quốc rất tự tin vào danh mục đầu bảng năm nay trong cuộc chiến chống lại những chiếc iPhone 11, vốn chỉ khởi điểm từ 700 USD. Và để có thể chiến thắng trong cuộc chiến ấy, Samsung đang chọn cách Apple đã làm: không chạy đua thời gian, chỉ chạy đua chất lượng mà thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét