Các chuyên gia từ WHO đã từng chỉ ra rằng cứ 4 người lại có 1 sẽ mắc phải một chứng bệnh liên quan đến tâm lý hoặc thần kinh nào đó một thời điểm trong đời. Bên cạnh các chứng bệnh đã quá phổ biến - mất trí nhớ, A lzheimer... - còn có nhiều loại bệnh cực kỳ hiếm gặp và đặc thù, đến nỗi ngay cả các chuyên gia cũng khó mà chẩn đoán chính xác được.
Dưới đây là một số chứng bệnh như vậy, và bạn sẽ được biết thêm về các triệu chứng cũng như trải nghiệm của người bệnh mỗi ngày là như thế nào.
1. Hội chứng Alice ở xứ sở xứ sở thần tiên (Alice in Wonderland Syndrome)
Dù có tên gọi chính thức là hội chứng Todd, nhưng người đời vẫn gắn nó với cô nàng Alice trong câu chuyện "Alice ở xứ sở thần tiên" do nhà toán học người Anh Charles Lutwidge Dodgson sáng tác. Truyện kể về cuộc phiêu lưu của cô bé Alice, sau một lần tình cờ rơi xuống hang thỏ đã lọt vào một thế giới kỳ lạ, nơi mọi thứ Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog có kích cỡ hoặc là quá nhỏ, hoặc là vượt xa tầm vóc của cô.
Chẳng phải tự nhiên mà người ta đặt cho hội chứng này cái tên như vậy. Người bệnh sẽ luôn rơi vào tình trạng cảm thấy môi trường xung quanh bị xoắn vặn, thay đổi kích cỡ và khiến bản thân cảm thấy trở nên thật nhỏ bé như Alice, hoặc quá to lớn so với không gian xung quanh.
*Người bệnh thấy gì
Bệnh nhân mắc hội chứng Todd thương là người từng bị u não, có tiền sử đau nửa đầu mạnh, hoặc đang nhiễm virus Epstein-Barr (một dạng virus chủng herpes). Người bệnh sẽ cảm nhận màu sắc và kích cỡ môi trường xung quanh bị biến dạng, thấy vật dụng trở nên to lớn hoặc nhỏ hơn kích cỡ vốn có. Thậm chí, kích cỡ chính bản thân họ cũng cho cảm giác thay đổi. Ngoài ra, một người mắc hội chứng này sẽ thường xuyên cảm thấy mất phương hướng.
Đây là một hội chứng hiếm gặp, và may mắn là nó không gây nguy hiểm. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh là trẻ dưới 12 tuổi, và bệnh thường biến mất khi đến tuổi trưởng thành.
2. Rối loạn thực tế (Factitious Disorder)
Có lẽ tất cả chúng ta đều ghét việc bị ốm (bệnh), phải nhập viện, nằm im một cách thật khổ sở. Tuy nhiên, các bệnh nhân mắc rối loạn thực tế (Factitious Disorder, còn gọi là rối loạn giả tạo) thì khác.
Những người này dường như bị ám ảnh với chuyện bị ốm, luôn tự giả định bản thân đang mắc bệnh. Nguyên nhân của chứng bệnh này thường bắt nguồn từ những thương tổn trong quá khứ - bạo hành, bị bỏ rơi... - hoặc bị bệnh hiểm nghèo. Theo một số thống kê, 1% dân số thế giới mắc phải chứng rối loạn này, và nó chỉ có thể được chữa khỏi thông qua điều trị tâm lý.
*Người bệnh thấy gì
Người mắc rối loạn thực tế luôn cố ý khiến bản thân mắc bệnh. Họ thường xuyên đến bệnh viện, gặp bác sĩ để được điều trị hoặc xin đơn thuốc, đồng thời luôn tự bịa ra các triệu chứng để được đi khám nhiều hơn.
3. Hội chứng Tay người ngoài hành tinh (Alien Hand Syndrome)
Đây là một hội chứng tâm lý rất hiếm gặp, khiến người bệnh cảm thấy mất kiểm soát hoàn toàn với một trong tứ chi của mình, thậm chí buộc phải dùng tay còn hoạt động được để kìm hãm nó. Hội chứng này vẫn chưa có thuốc chữa, thường xảy ra sau những ca phẫu thuật não như phình động mạch, u não. Đôi khi, người bệnh tỉnh lại sau cơn đột quỵ cũng mắc phải hội chứng này.
*Người bệnh thấy gì
Người mắc hội chứng "Tay người ngoài hành tinh" thường cảm thấy một bộ phận trên cơ thể bỗng dưng có ý thức của riêng mình, tự di chuyển, tự hoạt động, thậm chí là có những hành động đầy bạo lực như bóp cổ, lột đồ... Một số người thậm chí tự làm tổn thương bản thân vì không thể kiểm soát bàn tay ấy.
4. Rối loạn đa nhân cách (Dissociative Identity Disorder)
Đúng như tên gọi, đây là dạng rối loạn khiến người bệnh cảm thấy trong người có thêm nhân cách nữa - thường là từ 2 - 3. Bất chấp việc nó nổi tiếng đến mức trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều tiểu thuyết và phim ảnh, nhưng sự thực thì căn bệnh này rất hiếm gặp, chỉ có khoảng 0,01% - 1% dân số có khả năng mắc mà thôi.
*Người bệnh cảm thấy gì
Người mắc chứng bệnh này thực ra... không cảm thấy gì, mà họ thể hiện ra ngoài bản thân có nhiều hơn 1 nhân cách. Các nhân cách sẽ có tên gọi, tính cách, thậm chí là giới tính khác nhau, và đổi vai vế cho nhau không theo bất kỳ quy luật nào.
Bản thân bệnh nhân đôi khi cũng không nhận ra mình mắc bệnh, nên rất khó có được cuộc sống bình thường, gây ảnh hưởng đến gia đình, đời sống xã hội và quan hệ cá nhân.
5. Hội chứng Stendhal (Stendhal Syndrome)
Hội chứng này còn được gọi vui là "shock vì cái đẹp", bởi người bệnh sẽ thực sự cảm thấy choáng ngợp mỗi khi tiếp xúc với thứ gì... đẹp. Có thể là tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao, một kiến trúc tráng lệ, hay đơn giản chỉ là cảnh quan đẹp thôi cũng đủ để gây phản ứng rồi.
Hội chứng được đặt tên theo Stendhal - một tác giả người Pháp. Ông đã mô tả lại những gì mình cảm nhận được trong một bức thư vào năm 1817, sau khi đến Florence (Ý) và chứng kiến quá nhiều thứ tuyệt đẹp ở thành phố này.
*Người bệnh thấy gì
Những người mắc phải hội chứng Stendhal, khi chứng kiến một thứ gì đó tuyệt đẹp sẽ cảm thấy chóng mặt, thậm chí ngất xỉu. Họ sẽ cảm thấy mất phương hướng, đột nhiên lo lắng, tim đập nhanh và đôi khi nhìn thấy cả ảo giác.
6. Ảo giác Cotard (Cotard Delusion) - Hội chứng thây ma
Ảo giác Cotard còn có tên gọi khác là "Hội chứng thây ma", và đây có lẽ là một trong những ảo giác đáng sợ nhất trên đời. Nó rất hiếm gặp, khiến người bệnh cảm thấy bản thân giống như một xác chết biết đi, héo mòn dần trong tâm hồn. Các nhà khoa học tin rằng nguyên nhân gây ra hội chứng này có thể là vì một phần não bộ bị tổn thương.
*Người bệnh thấy gì
Người mắc phải hội chứng này luôn tin rằng bản thân đã chết, là hồn ma, thậm chí là trong trạng thái không tồn tại, máu và nội tạng đã mất hết. Và bởi niềm tin ấy, bệnh nhân sẽ ngưng ăn uống, cho rằng bản thân chẳng cần thêm chút dinh dưỡng nào.
Trầm cảm và tách biệt khỏi xã hội là những triệu chứng của căn bệnh này.
7. Rối loạn hình ảnh thị giác (Visual Agnosia)
Đây là hội chứng khiến bệnh nhân mất đi sự kết nối giữa hình ảnh và ý nghĩa của nó. Nói một cách dễ hiểu, những thứ họ nhìn không còn thực sự chính xác nữa, ví dụ như nhìn cái ghế thành quả bóng.
Hội chứng này thường xảy ra do não bộ bị tổn thương vì các căn bệnh trước đó, như mất trí nhớ, ung thư, trúng độc...
*Người bệnh thấy gì:
Như đã nêu, người mắc hội chứng này sẽ nhầm lẫn rất nhiều về mặt hình ảnh. Họ sẽ nhìn con búp bê ra một con chó, cái ghế thành quả bóng... Ngay cả mặt người họ cũng sẽ không thể nhận ra.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét