Tại cuộc họp thường trực Chính phủ chiều 4/2, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nói trên đây là nhận định của các nhà khoa học, có ý nghĩa giúp cơ quan chức năng đưa ra biện pháp cần thiết.
Tại Việt Nam, nCoV đang ở giai đoạn lây nhiễm trong cộng đồng (F2). Giai đoạn đầu (F1) là những người từ Vũ Hán về bị nhiễm bệnh. Còn hiện nay, một trường hợp ở Vĩnh Phúc không cùng gia đình với người từ Vũ Hán về, nhưng có tiếp xúc với nhau dẫn đến lây bệnh.
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long. Ảnh: T.T. |
Thứ trưởng Y tế thông tin thêm, có ba vòng cách ly nCoV , trước hết những người nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh, người đến hoặc đi qua Hồ Bắc (Trung Quốc) đều được coi là người bệnh và cách ly tuyệt đối tại bệnh viện.
Vòng hai là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài từng đi qua Trung Quốc, rồi trở về hoặc đến Việt Nam, sẽ được cách ly 14 ngày tại cơ sở được chuẩn bị ở cửa khẩu hoặc cách ly tại gia đình có sự giám sát của nhà chức trách.
Vòng ba là những người thân, người xung quanh các trường hợp bị cách ly cũng cần hạn chế đi lại, tiếp xúc với cộng đồng.
"Mỗi người bị nhiễm bênh, nghi nhiễm phải coi là một ổ dịch và có biện pháp cách ly ngay, để không lây lan trong cộng đồng", ông Long nói và cho rằng để việc cách ly đạt hiệu quả cần huy động nhiều lực lượng tham gia như chính quyền địa phương, quân đội, công an, dân phòng, các tổ dịch thuật chức xã hội.
Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch nCoV (Ban chỉ đạo), đang có nhiều ý kiến về đỉnh dịch nCoV. "Một số người người nhận định khoảng 2 tuần nữa là đỉnh, nhưng ý kiến khác nói 2 tháng nữa. Vì vậy, chúng ta phải xây dựng phương án phù hợp", ông Đam nói và khẳng định, các giải pháp chống dịch của Việt Nam được quốc tế đánh giá cao.
Theo ông, vừa qua Ban chỉ đạo đã họp liên tục và có những chỉ đạo cụ thể, các ngành liên quan sẵn sàng triển khai đến cơ sở. Trong đó, ngành y tế đã "lên phương án với trường hợp có 1.000 người nhiễm virus corona và thực tế có thể đáp ứng tới 3.000 ca".
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ diễn biến dịch "còn rất phức tạp, khó lường" , vì vậy các địa phương "không chủ quan nhưng không bi quan hay hoang mang". Việt Nam chấp nhận thiệt hại một số lợi ích kinh tế để đảm bảo tính mạng người dân, "nhưng phải chủ động giữ ổn định một số ngành".
Giải thích việc Việt Nam chưa ban bố tình trạng y tế khẩn cấp, Thủ tướng cho hay "vì tình hình chưa quá phức tạp, nhưng phải hết sức thận trọng".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét