Maatje Benassi - bà mẹ 2 con và cũng là nữ quân nhân của Hoa Kỳ, đã trở thành mục tiêu của một thuyết âm mưu hết sức đáng sợ, trong đó cáo buộc cô chính là người đã châm ngòi cho đại dịch Covid-19 bằng cách mang căn bệnh ấy đến Trung Quốc.
Đây hẳn nhiên là một cáo buộc vô căn cứ, nhưng giả thuyết này đã lan tỏa nhanh chóng trên cộng đồng mạng, thu hút hàng trăm ngàn lượt xem. Dù bản thân Benassi chưa từng có triệu chứng, cũng chưa xét nghiệm dương tính bao giờ, nhưng cô và chồng hiện đang là mục tiêu nhắm đến của vô số người tin vào nó.
Và kể từ lúc đó, cuộc sống của họ đảo lộn hoàn toàn. Benassi cho biết, địa chỉ nhà của họ bị ai đó đăng công khai trên mạng. Tài khoản mạng xã hội buộc phải khóa, nhưng trước đó thì ngập tràn tin nhắn chỉ trích của những kẻ tin vào các cáo buộc trên.
"Cảm giác giống như việc tỉnh dậy sau một giấc mơ không vui lắm, để rồi bước vào một cơn ác mộng khác. Ngày nào cũng vậy," - Benassi trả lời phỏng vấn với CNN.
Maatje Benassi - ảnh chụp tại nhà vào ngày 22/4 (Ảnh: CNN)
Khi virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) lây lan ra toàn thế giới và trở thành một đại dịch, cũng là lúc các thông tin sai lệch được lan truyền. Nhiều tập đoàn công nghệ đã phải hết sức quyết liệt chống lại các fakenews (tin giả) về virus, nhưng mọi nỗ lực không có hiệu quả với trường hợp của Benassis. Gia đình cô trở thành một ví dụ điển hình cho thấy những lời nói dối trắng trợn có thể bị kích động thế nào trên các nền tảng mạng xã hội. Và ngoài ra, nó còn cho thấy tin giả trên mạng - dù nghe lố bịch và vô lý đến đâu - hoàn toàn có thể gây ra những hậu quả kinh khủng ngoài đời thực.
Hiện tại, Maajte và Matt - chồng cô vẫn đang làm việc tại quân đội. Nhưng dù vậy, cả hai vẫn cảm thấy hết sức bất lực, giống như cảm giác của các nạn nhân bị quấy rối vì thông tin sai sự thật vậy. "Tôi muốn mọi người chấm dứt quấy rối tôi. Đây chính là cyberbully (bắt nạt trực tuyến), và chuyện vượt ngoài tầm tay rồi," - Maajte nghẹn ngào.
Thuyết âm mưu kỳ lạ này ở đâu ra?
Thuyết âm mưu thực ra cũng không khác nhiều so với virus. Nó cũng phát triển, tiến hóa, rồi đột biến, lan tỏa và tìm cách "sống sót" càng lâu càng tốt. Trước khi Maatje Benassi trở thành nạn nhân, đã có rất nhiều thuyết âm mưu khác xuất hiện kể từ khi đại dịch bùng nổ.
Trong những tuần đầu tiên, một số người bắt đầu lan truyền tin đồn - dĩ nhiên là không có bằng chứng - rằng virus là sản phẩm vũ Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog khí sinh học của Mỹ. Sau đó, một tin đồn khác cáo buộc quân đội Mỹ mang virus đến với Trung Quốc đại lục - dĩ nhiên là cũng không có căn cứ nốt.
Đến tháng 3, tin đồn về Maatje Benassi xuất hiện. Tin đồn dựa trên việc cô tham gia đại hội Thể thao quân đội thế giới (một giải thể thao giống với Olympics) được tổ chức tại Vũ Hán -nơi khởi phát dịch bệnh. Benassi tham gia đua xe đạp tại đây, bị tai nạn ở vòng đua cuối cùng khiến xương sườn bị rạn. Dẫu vậy, cô vẫn cố gắng hoàn thành vòng đua, mà không ngờ rằng đó lại là khởi đầu cho một chuỗi bi kịch sau này.
Hàng trăm vận động viên từ quân đội Mỹ đã tham gia vào ngày hôm đó, nhưng Benassi lại là người nổi bật nhất, và rất hoàn hảo để trở thành nhân vật chính cho một thuyết âm mưu đáng sợ.
Một bức thư nặc danh gửi cho Maatje, sau khi địa chỉ gia đình cô bị ai đó đăng công khai trên mạng
Một trong những kẻ tích cực lan truyền tin đồn sai lệch về Maatje Benassi nhất phải kể đến George Webb - nhân vật chuyên tung fakenews có tiếng tại Mỹ, có "kinh nghiệm" livestream tung tin đồn nhảm nhiều năm qua và thu hút được tới hàng chục triệu lượt xem. Webb tiết lộ, thời gian gần đây kênh YouTube của gã có thể bật chức năng kiếm tiền bằng quảng cáo. Hay nói cách khác, CNN cho rằng nền tảng mạng xã hội của Google đang kiếm tiền dựa trên những thông tin sai mà Webb cố gắng lan tỏa.
Theo thông tin Webb cung cấp, gã thậm chí tuyên bố DJ người Ý Benny Benassi - người từng hát ca khúc Satisfaction gây bão thế giới năm 2002 - cũng nhiễm virus, rồi liên hệ với Maatje và Matt Benassi vì trùng họ tên. Trong khi đó theo điều tra của CNN, Benny cho biết anh chưa từng gặp Maatje hay Matt, và cả 3 cũng chẳng có liên hệ gì. Benassi thì là một họ rất phổ biến tại Italy rồi.
Trong một buổi phỏng vấn qua điện thoại với CNN, Webb không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào về tin đồn gã tung ra, nhưng cho rằng bản thân là một "điều tra viên" chứ không phải một nhà thuyết âm mưu.
Cũng theo Webb bộc bạch, YouTube đã tắt chức năng chạy quảng cáo trên kênh của gã kể từ khi gã bắt đầu chia sẻ về virus corona. Bình thường, gã kiếm được vài trăm đô mỗi tháng nhờ YouTube, còn giờ thì không.
YouTube cũng xác nhận rằng họ không chạy quảng cáo trên kênh của Webb, nhưng đồng thời từ chối bình luận việc từng cho phép kênh này kiếm tiền trong quá khứ. Người phát ngôn của YouTube khẳng định công ty cam kết chỉ thúc đẩy các thông tin chính xác về virus corona.
Tin giả, nhưng hậu quả là thật
Những tin đồn về nhà Benassi là hoàn toàn vô căn cứ, nhưng mối đe dọa và cảm giác sợ hãi mà họ phải cảm nhận thì hiện hữu.
Matt Benassi cho biết, anh sợ rằng mình sẽ trở thành "Pizzagate" thứ 2. Được biết, Pizzagate là thuật ngữ chỉ một thuyết âm mưu về đường dây buôn bán trẻ em có liên quan đến Hillary Clinton, hoạt động tại một cửa hàng bán pizza của Washingotn DC. Thông tin hoàn toàn sai sự thật và cũng chẳng được chú ý mấy, cho đến khi một người đàn ông xuất hiện tại cửa hàng này và nổ súng vào cuối năm 2016, miệng hét lên rằng gã đến để điều tra "Pizzagate".
Matt Benassi lo lắng cho tính mạng của cả gia đình
"Thực sự rất khó để tên đó (Webb) phải chịu trách nhiệm," - Matt Benassi chua chát. "Các nhà hành pháp bảo rằng họ chẳng thể giúp gì, bởi đất nước này có quyền tự do ngôn luận. Họ bảo chúng tôi đi gặp luật sư dân sự. Nhưng khi làm thế bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng với những người như chúng tôi, việc theo đuổi vụ kiện như vậy là quá tốn kém."
Matt Benassi chia sẻ ông có gửi báo cáo về các video của Webb đến YouTube, nhưng họ mất đến vài ngày để gỡ nó xuống. Trước thời điểm đó, các video của gã đã lan tỏa rất nhanh, gây ra đủ thứ tổn hại. Mà tệ hơn, càng để lâu, khả năng các video ấy được đăng tải trên nền tảng khác lại càng lớn.
Tin đồn về Benassi thậm chí còn phổ biến ở Trung Quốc, khi nó xuất hiện trên rất nhiều nền tảng: WeChat, Weibo, Xigua Video... theo lời chia sẻ của Keenan Chen - chuyên gia phân tích tại First Draft, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu về tin giả.
Vợ chồng Matt và Maatje Benassi
Theo Danielle Citron, giáo sư khoa luật tại ĐH Luật Boston (Mỹ), trải nghiệm của nhà Benassi thực ra không mới. Có rất nhiều trường hợp tương tự đã xảy ra, và các nhà lập pháp thì chẳng thể làm gì nhiều, cũng sẽ không tiến hành điều tra.
"Lúc này, chúng (những kẻ tung tin giả) hoàn toàn được miễn khỏi các trách nhiệm pháp lý theo quy định liên bang. Bởi vậy, chúng có thể tự tung tự tác mà chẳng lo nghĩ gì."
Quay trở lại với Benassi. Với cô thì dù chuyện gì xảy ra kế tiếp, "hậu quả đã xảy ra rồi" - cô cho biết. "Mọi thứ sẽ chẳng bao giờ còn như trước. Có thời điểm chỉ cần gõ tên tôi vào Google, kết quả trả về cho thấy tôi chính là bệnh nhân số 0 của đại dịch này."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét