Trong một phát biểu mới đây, Chủ tịch LĐBĐ
Thái Lan
Somyot Poompanmuang úp mở khả năng Thái Lan có thể không tham dự
AFF Cup
2020 vì lịch thi đấu cuối năm quá dày đặc với các trận đấu vòng loại
World Cup 2022
và Thai League (đều bị lùi lịch do dịch
Covid-19
).
Tuy nhiên, đây mới chỉ là ý tưởng của LĐBĐ Thái Lan. Để ý tưởng này trở thành thực tế là không dễ dàng, đặc biệt nếu nhìn tình hình bóng đá Thái Lan cũng như các điều kiện liên quan đến AFF Cup.
Áp lực thành tích và bài học thất bại
Sau giai đoạn thống trị khu vực Đông Nam Á từ năm 2013 đến 2017, người Thái sẵn sàng sa thải HLV Kiatisak - người 2 đem về 2 chức vô địch AFF Cup - chỉ vì thành tích không tốt tại vòng loại World Cup. Kết quả, những người kế nhiệm "Zico Thái" đã góp phần khiến Voi chiến sa sút về thành tích đồng thời rơi vào bế tắc với lối chơi không phù hợp.
Tại 2 giải đấu lớn gần đây, Thái Lan đều thất bại vì chính sách "nửa nạc nửa mỡ". Năm 2018, Voi chiến không triệu tập 4 ngôi sao đang chơi bóng ở nước ngoài về dự AFF Cup và cuối cùng bị Malaysia loại ở bán kết. Một tháng sau tại Asian Cup, cho dù đủ binh hùng tướng mạnh, người Thái vẫn chỉ dừng chân tại vòng 1/8.
Cuối năm ngoái HLV Akira Nishino cũng tự tin dùng đội hình U22 không bổ sung thêm 2 cầu thủ hơn tuổi để đá SEA Games và rớt đài từ vòng bảng. Sang đến VCK U23 châu Á, Thái Lan có những trận đấu thăng hoa song cuối cùng cũng vẫn dừng chân tại tứ kết và tan mộng Olympic.
U22 Thái Lan bị loại từ vòng bảng SEA Games 30
Sức ép về thành tích đang đè nặng lên vai HLV Akira Nishino. Nhà cầm quân người Nhật Bản có khả năng đưa Thái Lan lọt vào giai đoạn 3 vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á. Nhưng thành tích này cũng chỉ ngang với những gì HLV Kiatisak làm được trước đây. Nhìn vào thực lực, Thái Lan chưa đủ sức để đi xa hơn.
Giữa tình thế này, AFF Cup 2020 chính là mục tiêu khả thi nhất cho ông Akira Nishino. Nếu vô địch, chiến lược gia người Nhật Bản sẽ có Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog "vốn liếng" trong tay để tiếp tục cuộc hành trình dài hơi cùng bóng đá Thái Lan.
HLV Akira Nishino chắc chắn không muốn bật bãi sớm như người tiền nhiệm Rajevac
Sức ép từ Việt Nam
Sự tiến bộ chóng mặt của các đội tuyển Việt Nam giai đoạn 2018-2019 dưới thời HLV Park Hang-seo khiến cho người Thái không thể ngồi yên. Trong vòng hai năm, bóng đá Việt Nam vô địch AFF Cup và giành HCV SEA Games ở cả bóng đá nam và nữ. Đội U23 vào chung kết giải U23 châu Á 2018, xếp hạng tư Asiad 2018. ĐTQG lọt tới tứ kết Asian Cup 2019, tiến vào top 100 thế giới (thứ hạng cao nhất Đông Nam Á) và dẫn đầu bảng vòng loại World Cup 2022.
Đúng như lời HLV Park Hang-seo, tính ở thời điểm hiện tại, Việt Nam đang thống trị bóng đá cấp độ đội tuyển trong khu vực Đông Nam Á. Thái Lan - dù hướng tầm mắt đến mục tiêu châu lục hay World Cup - vẫn luôn cảm thấy cần phải hành động để lấy lại vị thế hàng đầu khu vực.
Chẳng thế mà người Thái đã mời bằng được Việt Nam đến tham dự King's Cup 2019. Các trận đấu giữa 2 đội tại vòng loại World Cup cũng được đẩy lên cao trào. Chỉ có điều, suốt 2 năm qua, Thái Lan không thắng nổi Việt Nam ở bất cứ cuộc đối đầu nào.
King’s Cup: Thái Lan 0-1 Việt Nam (Nguồn: VTC)
Họ bị Việt Nam hạ gục ngay ở thánh địa Chang Arena tại King's Cup và bị hết Công Phượng đến Quang Hải hành hạ trong các trận đấu cấp độ U23. Tại giải bóng đá nữ Đông Nam Á 2019, thầy trò HLV Mai Đức Chung cũng vô địch ngay trên đất Thái nhờ bàn thắng duy nhất của Huỳnh Như vào lưới Voi chiến.
Bỏ AFF Cup là mất một đấu trường quan trọng để ganh đua với Việt Nam, liệu các cầu thủ và người hâm mộ Thái có đồng ý? Câu trả lời có lẽ đã khá rõ ràng.
Quyền lợi kinh tế khổng lồ
Bản quyền phát sóng AFF Cup 2020 tại Việt Nam được chào bán với giá lên tới 5 triệu USD. Ở các quốc gia khác, con số này cũng không hề kém hơn. Đây chỉ là ví dụ nhỏ cho thấy giải đấu mang lại nguồn thu lớn đến thế nào cho các liên đoàn trong khu vực.
Với thể thức thi đấu hiện tại, mỗi đội vào đến chung kết có tới 4 trận thi đấu trên sân nhà. Với một quốc gia yêu bóng đá như Thái Lan, các khán đài lúc nào cũng gần như được lấp kín, kể cả chơi trên sân 30.000 chỗ ngồi hay 80.000 chỗ ngồi.
Các trận đấu của ĐT Thái Lan luôn đông nghịt khán giả
Lợi nhuận kiếm về từ tiền bán vé và kinh doanh các dịch vụ liên quan cực kỳ hứa hẹn. Đó là chưa kể nước chủ nhà còn đón một lượng không nhỏ CĐV đội khách.
Bên cạnh đó, thành tích tại AFF Cup cũng giúp đội tuyển thu hút thêm nhiều nhà tài trợ. Đem ra so sánh, giải đấu mang tính chất quyết liệt, lịch thi đấu dồn dập, các trận đấu hấp dẫn, nghẹt thở và kết thúc với một danh hiệu cụ thể rõ ràng đáng được cân nhắc hơn là vòng loại World Cup, nơi thành tích "lọt vào giai đoạn 3" có vẻ hơi thiếu sức hút.
Vắng Thái Lan, AFF Cup vẫn kiếm bộn tiền. Bỏ AFF Cup, Thái Lan sẽ mất đi nguồn lợi khổng lồ.
Thai League và chuyện "tiền lệ"
Thai League từng có tiền lệ kết thúc sớm vào năm Nhà vua Thái Lan băng hà. Trong một trường hợp đặc biệt khác là dịch Covid-19, khả năng giải đấu có những điều chỉnh là hoàn toàn khả thi.
Rút lui khỏi AFF Cup 2020, Thái Lan sẽ tạo ra tiền lệ xấu
Ở chiều ngược lại, nếu Thái Lan đơn phương bỏ AFF Cup, họ sẽ tạo ra một tiền lệ không tốt. Những đội tuyển khác cũng có thể bỏ giải và khiến cho AFF Cup mất uy tín, giảm chất lượng, thậm chí đứng trước nguy cơ đổ vỡ. Người Thái có lẽ cũng không muốn sự việc như thế xảy ra.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét